SKKN: Hệ thống bài tập nhiệt động lực hóa học để đánh giá khả năng tư duy của học sinh từ đó phát hiện học sinh giỏi môn hóa học cấp THPT

SKKN: Hệ thống bài tập nhiệt động lực hóa học để đánh giá khả năng tư duy của học sinh từ đó phát hiện học sinh giỏi môn hóa học cấp THPT

1. Lời giới thiệu

Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng, quá trình tìm tòi, phát hiện và bồi dưỡng học sinh có tố chất học tốt môn học là một quá trình vô cùng quan trọng. Để thực hiện được điều này giáo viên thường tiến hành kiểm tra năng lực học sinh thông qua các bài tập thuộc các nội dung của môn học ở mức độ từ đơn giản đến phức tạp để kiểm tra, đánh giá khả năng tư duy, khả năng phân tích vấn đề và đặc biệt là khả năng tự đọc, tự nghiên cứu của học sinh. Tùy từng mục đích, giáo viên thường giao cho học sinh những dạng bài tập khác nhau để đánh giá từng năng lực của học sinh. Từ đó giáo viên có cái nhìn khái quát nhất về năng lực của học sinh từ đó có thể lựa chọn một cách chính xác và hiệu quả những học sinh có tố chất tốt, đảm bảo được cho quá trình bồi dưỡng các em thành những học sinh giỏi thực thụ.

Nhiệt động lực hóa học là một môn khoa học đòi hỏi người học phải có tư duy logic, khả năng khái quát vấn đề, khả năng phân tích vấn đề, khả năng vận dụng cao. Mặt khác đây là một môn khoa học có tính thực tiễn cao, mỗi bài tập đều gắn liền với một ứng dụng hay một hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Để làm tốt được bài tập ‘nhiệt động lực hóa học’ học sinh cần phải hiểu thấu đáo lý thuyết từ đó áp dụng linh hoạt lý thuyết đã được học để giải từng dạng bài tập cụ thể. Vì thế, khi sử dụng bài tập ‘nhiệt động lực hóa học’ để kiểm tra đánh giá năng lực học sinh giáo viên sẽ dễ dàng chọn được những học sinh có tố chất tốt.

Mặt khác, khi học sinh được học và được rèn luyện bởi hệ thống bài tập ‘nhiệt động lực hóa học’ các em sẽ có cơ hội để khám phá kho tàng kiến thức đồ sộ của nhân loại và biến nó thành kiến thức của riêng bản thân mình, để từ nền tảng đó các em có những sáng tạo, những phát minh … phục vụ đời sống, xã hội, nhân loại, mỗi học sinh với tri thức mà thầy cô đã trao cho cộng với năng lực của bản thân sẽ gặt hái được những thành công khác nhau.

Làm thế nào để học sinh của mình phát huy được tốt nhất năng lực của bản thân? Đó luôn là trăn trở của bất kì giáo viên nào đã và đang làm nhiệm vụ dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi.

          Có nhiều cách để chúng ta giúp học trò của mình phát huy tối đa năng lực của mình ví dụ như dạy các em biết ước mơ, có hoài bão, sống có mục đích, sống có nghị lực, vượt khó, chăm chỉ, kiên trì, thắng không kiêu, bại không nản, tinh thần tự học, tự đọc tốt … bên cạnh đó thầy cô luôn là người biết lắng nghe, thấu hiểu, truyền cảm hứng tạo sự say mê, luôn là chỗ dựa tin cậy về mặt tinh thần cho học trò của mình.

          Trong các đề thi học sinh giỏi Trung học phổ thông của môn hóa học các cấp, các dạng bài tập liên quan đến ‘Nhiệt động lực hóa học’ là một phần cứng trong cấu trúc của đề thi…

Vì thế trong quá trình học tập và rèn luyện để trở thành học sinh giỏi môn hóa, việc học sinh nắm chắc kiến thức về ‘Nhiệt động lực hóa học’ là điều tất yếu. Với thời lượng dạy và học trong các giờ học chính khóa không thể đủ để giáo viên truyền tải hết lượng kiến thức về ‘Nhiệt động lực hóa học’, thêm vào đó bài tập về phần này rất đa dạng và phong phú đòi hỏi người học phải tự thân vận động khá nhiều nhằm nắm được kiến thức lý thuyết rất chắc chắn đáp ứng cho việc giải quyết các dạng bài tập này…

Với những lí do trên tôi thấy việc xây dựng hệ thống bài tập về nhiệt động lực hóa họcđể rèn luyện khả năng tư duy, tự học, tự đọc của học sinh từ đó phát hiện được những học sinh có năng lực học tốt môn hóa học là điều rất cần thiết.

Quý Thầy Cô tham khảo thêm tại đây



Quý Thầy Cô và các em học sinh tải file: TẠI ĐÂY

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!